Thánh địa Mỹ Sơn là khu vực đền tháp cổ của vương quốc Chawmpa, được một học giả người Pháp M.C.Paris tìm thấy trong chuyến thám hiểm vùng Đông Nam Á vào năm 1898.
Toàn bộ khu di tích nằm lọt trong thung lũng Mỹ Sơn thuộc xã Du Phú, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam , cách thành phố Đà Nẵng 68 km về hướng Tây - Tây Nam.
Năm 1901, hai nhà khoa học của viện Viễn Đông Pháp là L.Finot và L.de Lajonquière đã ký đến đây nghiên cứu các bia ký; Năm 1902, kiến trúc sư kiêm nhà khảo cổ học người Pháp H.Parmentier đã đến Mỹ Sơn nghiên cứu nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc.
Công trình nghiên cứu của các học giả người Pháp cho rằng: Mỹ Sơn là khu thánh địa quan trọng nhất của Vương quốc Chămpa trong suốt nhiều thế kỷ từ thế kỷ IV đến thế kỷ XV, cho đến khi chấm dứt tồn tại của vương quốc Chămpa.
Theo tài iệu thì cuối thế kỷ IV, vua Bhadravarman, vị vua đầu tiền của Chămpa, xuất hiện qua những dòng bia ký, đã cho xây dựng ở đây ngôi đền thờ thần Shiva, vị thần thiêng liêng hộ mệnh của dân tộc Chămpa. Nhưng không may 2 thế kỷ sau, vào cuối thế kỷ VI, khu đền được sùng bái này bị thiêu hủy trong một trận hỏa hoạn. Sang thế kỷ thứ VII được vị vua kế vị của Rudravarman đã cho xây lại ngồi đền bằng gạch. Từ đó các triều đại nối tiếp nhau giữ gìn tôn tạo và cho xây dựng thêm nhiều đền tháp mới nguy nga lộng lẫy hơn. Đặc biệt dưới vương triều của hai vị vua Vikrantavarman I và Vikrantavarman II, cho xây dựng nhiều đền thờ có quy mô lớn.
Sau đó, do có nhiều nguyên nhân, có thể do sự hưng thịnh của phật giáo, suốt thời gian dài (từ thế kỷ VIII đến thế kỷ X dưới hai vương triều Hoàng Vương và Đồng Dương (tức Indrapurá) Mỹ Sơn không còn giữ được vai trò thánh địa quốc gia nữa.
Đầu thế kỷ X có thể do Shiva giáo lấy lại được vị thể chủ đạo trong đời sống tình thần của Vương quyền Chămpa, thánh địa Mỹ Sơn lại được phục hồi. Phần lớn những kiến trúc đẹp , lớn nhất hiện còn tồn tại đến ngày nay phần lớn được xây dựng vào thế kỷ X.
Tiếp đó là Thánh địa Mỹ Sơn bị quân ngoại bang tàn phá “chúng đốt phá ngôi đền Srisanabhadresvara và mọi thứ nà các vị vua trước đã dựng lên” (theo bia ký của vua Harivarman IV, lên ngôi năm 1974 và trị vì đến năm 1080)
Sau chiến tranh, nhà vua Harivarman IV, đã cho khôi phục lại Mỹ Sơn. Dưới vương triều Vajaya chìm đắm trong các cuộc chiến tranh liên mien với Đại Việt và Khơ Me, thánh địa Mỹ Sơn một lần nữa bị tàn phá nặng nề. Đến năm 1149, Jaya Harivarman mới đánh bại được quân Khơ Me. Sau chiến thắng nhà vua Jaya Harivarman trở lại Mỹ Sơn và cho phục hồi lại toàn bộ đền đài bị phá hủy. Từ năm 1167, dưới triều đại vua Jaya Harivarman IV, đã cúng nhiều tiền của để xây dựng thánh địa Mỹ Sơn. Sau năm 1220, nhà vua Jaya Paramesvarman II lên ngôi, Mỹ Sơn lại tiếp tục được tu bổ, xây dựng và bảo tồn cho tới đầu thế kỷ XIV, tức thời vua Jaya Simhavarman III (Chế Nhân). Mỹ Sơn vẫn được các vua chúa Chămpa quan tâm cho tới năm 1470, vương quốc Chămpa chấm dứt, thì thánh địa Mỹ Sơn không còn được người thờ phụng, bỏ hoang phế cho đến khi người Pháp tìm thấy vào thế kỷ XIX. Theo thống kê của nhà khảo cổ học H.Parmentier thì toàn bộ Mỹ Sơn có tới 70 đền tháp.
Sau 40 năm thu hút đầu thế kỷ XX, Mỹ Sơn đã thu hút sự chú ý của nhiều nhà nghiên cứu và được Viện nghiên cứu Viễn Đông Pháp cho trùng tu nhiều lần. Rồi năm 1945, chiến tranh nổ ra, Mỹ Sơn không những không được tu bổ mà còn bị phá hủy nhiều. Thảm họa lớn nhất đối với Mỹ Sơn là đợt ném bom rải thảm bằng máy bay B52 của Mỹ vào cuối năm 1969 đã phá sập toàn bộ khu Tháp chùa xây bằng đá, trong đó có ngôi tháp chùa xây bằng đá, trong đó ngôi tháp kỳ vĩ cao 24 m. Hiện nay thánh địa Mỹ Sơn chỉ còn lại khoảng 20 ngôi nhưng bị đổ nát nhiều.
Nguyên liệu xây dựng các khu đền tháp Mỹ Sơn là gạch, đá và sa thạch. Mỗi nhóm tháp xếp theo xếp theo một tổng thể kiến trúc liên hoàn. Đền chính (KaLan) có cửa chính mở ở hướng Đông, thờ Linga Yoni, biểu tượng năng lực sáng tạo. Trước mặt Kalan là tháp cổng Goropa, tiếp đó là khu nhà dài dành cho khách hành hương đến dâng cúng lễ vật. Cạnh khu nhà dài là ngôi đền tháp để cất đồ cúng tể và nhiều khu tháp phụ thuộc khác thờ các vị vua Chămpa đã qua đời, cùng các vị thần của người Chămpa. Kiểu dáng kiến trúc của những ngôi tháp kiểu này đều được xây dựng theo kiểu truyền thống Chămpa. Mặt bằng hình tứ giác, tháp chùa làm bằng ba tầng, tầng trên là hình ảnh thu nhỏ của tần dưới. Phần đế tháp tượng trưng cho thế giới trần gian, thân tháp biểu tượng cho thế giới thần linh. Toàn bộ tháp biểu tượng cho thế giới thần linh. Toàn bộ tháp được chạm trổ hết sức công phu, đường nét mềm mại, uyển chuyển, sống động, tinh tế, các hình chim, muông thú, hoa lá, các Apsara vũ nữ nhà trời...Mỹ Sơn là một khu di tích lịch sử văn hóa và nghệ thuật Chămpa quan trọng nhất. Nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc của Mỹ Sơn mang tất cả các phong cách, các giai đoạn lịch sử mỹ thuật của Chămpa, trong đó có cả những kiệt tác. Riêng về tháp, Mỹ Sơn có 7 đại diện tiêu biểu của tất cả các giai đoạn phong cách nghệ thuật kiến trúc Chămpa.
Mặc dù số lượng tháp còn lại không nhiều và bị hư hỏng khá nặng, nhưng Mỹ Sơn vẫn là khu di tích tháp quan trọng nhất của Chămpa. Các tháp Mỹ Sơn hợp lại là hình ảnh thu nhỏ của lịch sử nghệ thuật kiến trúc cổ Chămpa. Mỹ Sơn còn là nơi để lại nhiều kiệt tác kiến trúc, điêu khắc của người Chăm xưa. Vì vậy Mỹ Sơn xứng đáng được UNESCO ghi vào danh sách di sản Thế giới 1999.